Sự trưởng thành, chín chắn của mỗi người không liên quan đến tuổi tác. Sự chín chắn thể hiện ở chỗ bạn có thể đứng trên góc độ của người khác để nhìn nhận sự vật hay không? Bạn có thể biến thế giới của người khác thành thế giới của mình hay không?
01 – Làm việc gì cũng muốn lập tức có thành quả
Những người thiếu chín chắn họ không hiểu quy luật “phải cấy trồng vào mùa xuân thì mùa thu mới có thu hoạch”. Rất nhiều người khi làm bất cứ việc gì đó, mới cống hiến được chút mọn đã yêu cầu phải có thành quả ngay lập tức.
Học đàn, học tiếng anh, vừa mới bắt đầu đã thấy khó, cảm thấy không thể học được liền lập tức từ bỏ. Hay rất nhiều người kinh doanh, mới bắt đầu chưa có doanh thu liền nghĩ ngay đến việc đóng cửa.
Có người từ bỏ sau một tháng, có người 3 tháng, có người nửa năm, có người 1 năm. Tôi không hiểu vì sao mọi người lại dễ dàng từ bỏ đến vậy. Nhưng tôi biết rằng, từ bỏ là một thói quen, là thói quen điển hình của những kẻ thất bại.
Do vậy, muốn làm người chín chắn, bạn phải có tầm nhìn xa trông rộng, mắt là để nhìn tương lai lâu dài chứ không phải là nhìn chút lợi trước mắt.
Những người có thói quen từ bỏ trong cuộc sống, xin hãy nhớ rằng: “Người thành công họ không bao giờ từ bỏ, người từ bỏ không bao giờ có thể thành công”. Vậy tại sao lại có nhiều người dễ dàng từ bỏ đến vậy?
Napoleon Hill bậc thầy về “thành công học” nổi tiếng người Mỹ từng nói:
Người nghèo có hai tâm thái vô cùng điển hình: Một là luôn luôn nói “không” với cơ hội; Hai là lúc nào cũng nghĩ “sẽ giàu chỉ sau một đêm”.
Dù bạn để cơ hội gì trước mặt họ, họ cũng đều nói “không”. Dù bạn mở nhà hàng thành công, bạn mang kinh nghiệm thành công đó, chân thành chia sẻ với họ, khuyên học học hỏi và làm theo. Nhưng họ chưa chắc đã làm.
Đó là một kiểu tâm thái hết sức điển hình của người nghèo. Họ sẽ nói: “anh làm được, nhưng tôi không làm được”.
Thay vào đó họ luôn nghĩ tới việc “sẽ giàu chỉ sau một đêm”. Bạn rủ họ kinh doanh gì đó, câu hỏi đầu tiên mà họ hỏi bạn đó là “có lãi không?”. Bạn nói “có lãi”, họ sẽ lập tức hỏi câu thứ hai “có dễ không”, bạn nói “dễ”, họ lại hỏi thêm câu thứ ba “có nhanh giàu không”, bạn nói “nhanh”, lúc đó họ sẽ nói “được, họ làm”.
Những người không chín chắn họ vẫn luôn ngây thơ như vậy.
Trên thế giới này làm gì có công việc nào “lãi, dễ và nhanh giàu”. Dù có cũng không đến lượt chúng ta. Bởi vậy, trong cuộc sống, chúng ta phải biết bỏ công sức, phải biết cống hiến. Cống hiến vì ước mơ và hy vọng của bản thân. Nếu sống mà không có ước mơ, không có sự theo đuổi, vậy thì đời này chẳng có ý nghĩa gì cả.
Sống ở đời, bạn muốn có được gì, thì đầu tiên bạn phải hy sinh cái đó. Bạn muốn có thời gian, đầu tiên bạn phải hy sinh thời gian, bạn muốn có tiền bạc, đầu tiên bạn phải hy sinh tiền bạc. Bạn muốn có nhiều thời gian ở bên cạnh người thân thì đầu tiên bạn phải ít có cơ hội được ở bên người thân.
Thế nhưng, có một điều rất rõ ràng đó là những gì mà bạn đã cống hiến hoặc hy sinh, tương lai bạn sẽ được đền đáp gấp bội. Giống như một hạt giống, bạn trồng nó xuống đất, tưới nước, bón phân, làm cỏ, diệt sâu, cuối cùng bạn mới thu được gấp 10 lần, 100 lần so với những gì bạn đã bỏ ra.
Trong cuộc sống, bạn nhất định phải biết hy sinh và cống hiến. Không nên vì cái những cái lợi trước mắt, làm gì cũng đòi hỏi phải lập tức có thành quả. Trên đời này không có bữa cơm miễn phí, nhẹ nhàng không bao giờ có thể thành công được.
02 – Người không chín chắn thường không tự giác
Biểu hiện của sự không tự giác chủ yếu thể hiện ở:
Một là không chịu thay đổi bản thân
Bạn phải thay đổi cách suy nghĩ và hành vi của mình. Bạn phải thay đổi thói quen xấu của mình. Trên thực tế, năng lực giữa người với người không có nhiều sự khác biệt, sự khác biệt nằm ở cách suy nghĩ khác nhau.
Khi một điều gì đó xảy ra, bạn hỏi người thành công và kẻ thất bại, câu trả lời của họ chắc chắn khác nhau, hoặc thậm chí trái ngược nhau.
Hiện tại chúng ta chưa thành công là do cách suy nghĩ của chúng ta chưa đúng. Khi bạn gieo một hạt giống tư duy, bạn sẽ có thu hoạch hành động, khi bạn gieo hành động, bạn sẽ có thu hoạch thói quen và khi bạn gieo trồng thói quen, bạn sẽ thu hoạch cá tính. Khi bạn gieo trồng cá tính, nó sẽ quyết định vận mệnh cuộc đời bạn.
Nhưng nếu thứ mà bạn trồng là một hạt giống thất bại, thứ mà bạn thu được chắc chắn là sự thất bại. Nếu thứ mà bạn gieo trồng là một hạt giống thành công, thứ mà bạn thu được chắc chắn là thành công.
Nhiều người có những thói quen xấu như: uống rượu, thức khuya, lười vận động…và bản thân họ cũng biết đây là những thói quen xấu, nhưng tại sao họ lại không thay đổi? Lý do là bởi nhiều người họ thà chịu đựng những thói quen sống không tốt này còn hơn là chịu đựng những nỗi đau mà thay đổi mang lại.
Hai là tiêu cực, hay kêu ca
Trong cuộc sống, bạn thích những người cả ngày mặt nhăn mày nhó, kêu ca hết cái này đến cái khác hay là những người vui vẻ, cười nói suốt ngày?
Nếu bạn nằm trong số những người tiêu cực, hay kêu ca, bạn nhất định phải thay đổi khuyết điểm này trong tính cách của mình. Nếu bạn không thay đổi, sẽ rất khó thích ứng trong xã hội này và bạn cũng khó lòng hợp tác được với người khác.
Bạn phải biết rằng, bạn đối xử với cuộc sống như thế nào, cuộc sống cũng sẽ đối xử với bạn như vậy. Bạn đối xử với người khác như thế nào, người khác cũng sẽ đối xử với bạn như vậy.
Bởi vậy, bạn không được tiêu cực và kêu ca. Bạn phải sống tích cực bởi những người thành công họ không bao giờ kêu ca, những người kêu ca không bao giờ có thể thành công được.
03 – Thường xuyên bị cảm xúc chi phối
Một người có thành công hay không được quyết định bởi 5 nhân tố đó là: kiềm chế cảm xúc, cơ thể khỏe mạnh, quan hệ xã giao tốt, biết quản lý thời gian và biết quản lý tài chính.
Nếu bạn muốn thành công, bạn nhất định phải quản lý tốt 5 nhân tố kể trên. Trong đó đứng đầu là quản lý cảm xúc, thứ hai là quản lý sức khỏe. Dù bạn có khỏe mạnh đến mấy, nhưng cảm xúc, tâm trạng không tốt vẫn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Người thành công, 20% là nhờ IQ, 80% là nhờ EQ. Bởi vậy, muốn thành công bạn phải quản lý tốt cảm xúc của mình. Giữa người với người, không nên vì chút chuyện nhỏ mọn mà nổi trận lôi đình, như vậy thực sự không tốt chút nào.
Muốn thành công, phải “3 không”: không phê bình, không kêu ca, không chỉ trích và “3 thêm”: thêm khích lệ, thêm biểu dương và thêm khen ngợi.
Làm được như vậy, bạn sẽ trở thành một người được yêu thích trong xã hội. Nếu bạn muốn đối tác của mình xuất sắc hơn, rất đơn giản, luôn luôn khích lệ và khen ngợi họ. Thế nhưng bạn phải nhớ rằng, khen ngợi phải chân thành, xuất phát từ tận đáy lòng và phải vô tư.
Một người không thể kiểm soát tốt cảm xúc, bên trong thường có rất nhiều thương tích. Họ không thể kiểm soát chính mình và càng không thể làm chủ vận mệnh bản thân.
Bởi vậy muốn thành công phải học cách điều tiết và quản lý cảm xúc phù hợp, là một người chín chắn và trưởng thành từ bên trong.
04 – Không ham học hỏi, tự cho mình là nhất
Sự khác biệt lớn nhất giữa người và động vật đó là con người biết học hỏi và biết suy nghĩ. Con người phải luôn không ngừng học hỏi, ngừng học hỏi tức là tự tay chôn lấp thiên tư và tiềm năng của bản thân.
Không chịu học hỏi, luôn tự cho mình là nhất thực ra biểu hiện của những người nông nổi, thiếu chín chắn. Chính vì bản tính nông nổi, không chịu học hỏi mới khiến những người thiếu chín chắn khó có được thành công.
Người thành công họ phải không ngừng học hỏi, làm mới bản thân, họ khiêm tốn trước mọi thành tựu của bản thân. Họ không bao giờ cảm thấy đủ trước biển kiến thức mênh mông.
Bởi vậy, bạn phải giữ cho mình một tâm thái ham học hỏi, tích cực đối mặt với mọi thứ. Không xem, không nghe những thức tiêu cực, bớt xoi mói khuyết điểm của người khác, mọi vấn đề đều phải tìm nguyên nhân từ chính bản thân mình, đó mới tâm thái của một người có suy nghĩ chín chắn.
Trong thời đại kinh tế tri thức như hiện nay, chỉ có học hỏi mới là thẻ thông hành duy nhất dẫn tới tương lai. Trong đời đại tốc độ, thay đổi và đầy rẫy những nguy cơ như hiện nay, chỉ có không ngừng học hỏi mới không bị thời đại bỏ lại phía sau.
05 – Làm việc không bằng niềm tin đối với bản thân mà bằng cái miệng của người khác
Nhiều người nói, niềm tin là xuất phát điểm, kiên trì là đích đến cuối cùng. Rất nhiều người làm việc không bằng niềm tin mà bằng cái miệng của người khác. Không có lòng tin 100% đối với sự nghiệp mà mình làm.
Niềm tin bên trong của mỗi người là pháp bảo, là điểm tựa sức mạnh tinh thần lớn nhất của mỗi người. Niềm tin mãnh liệt giúp bạn vượt qua vô vàn những cửa ải khó khăn trong cuộc đời, giúp bạn lập nên những kỳ tích mà nhiều người không thể làm được.
Những người đưa ra quyết định dựa trên ý kiến của người khác, phần đa là những người không có chủ kiến, không thể độc lập. Bạn có thể lắng nghe ý kiến của người khác, nhưng bạn phải tối ưu hóa nó thành suy nghĩ của mình.
Niềm tin là một thái độ tích cực, là nguồn động lực giúp chúng ta tiến xa hơn. Nhưng nhiều người khi làm việc lại gạt niềm tin sang một bên và thay vào đó là làm việc theo những gì người khác nói.
Dĩ nhiên, trên con đường tìm kiếm thành công, tham khảo, lắng nghe ý kiến của người khác là điều tốt. Thế nhưng, lắng nghe phải có chọn lọc, quan trọng nhất vẫn là niềm tin vào chính mình. Bởi chỉ có bạn mới là người quan tâm tới ước mơ của mình, chỉ có bạn mới quan tâm bạn có thực sự thành công hay không.
Đó là những biểu hiện điển hình của những người thiếu chín chắn, không trưởng thành. Hãy đối chiếu lại xem, nếu như có một trong 5 biểu hiện trên, bạn nhất định phải thay đổi ngay lập tức.
Bất cứ lúc nào bạn muốn thay đổi hoặc trưởng thành đều không muộn. Chỉ cần bạn muốn, mọi cánh cửa cơ hội trong cuộc đời này đều sẽ rộng mở chào đón bạn.
Chỉ cần bạn tin rằng, bạn có thể chiến thắng chính bản thân mình, bạn sẽ dần trưởng thành hơn và chín chắn hơn. Suy nghĩ chín chắn giúp bạn tự do về thời gian, tài chính, tâm hồn và cả chính trong ước mơ của bạn. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: ST
Nguồn ảnh: Trịnh Trang